Để nuôi được tôm thành công phải tuân thủ kỹ thuật nuôi
1. Cần tham khảo ý kiến
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành hay từ kinh nghiệm của những người đi trước khi bắt đầu làm trang trại rất quan trọng. Nếu không hiểu biết nhiều về xây dựng mô hình hay trang trại nuôi tôm, người nuôi cần phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu. Tốt hơn cả là tìm đến nhà tư vấn, chuyên gia để học hỏi trực tiếp hay gặp gỡ chia sẻ kiến thức với các thành viên trong Hội Nông dân, từ những người nuôi thủy sản lâu năm. Hoặc có thể đi khảo sát thực tế, hay làm trực tiếp tại các trang trại để tích lũy kinh nghiệm trước khi bắt đầu trở thành “ông chủ”. Việc tham khảo ý kiến trước khi xây dựng sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và tránh các bất lợi sau khi trang trại đã hoàn thành.
2. Cần phân tích nguồn nước
Với suy nghĩ bất kỳ nguồn nước nào cũng có thể được sử dụng để nuôi tôm, từ đó lấy trực tiếp vào ao mà không qua phân tích là một sai lầm rất lớn của người nuôi. Nguồn nước vô cùng quan trọng trong ao nuôi tôm, là yếu tố quyết định thành bại của vụ nuôi. Nếu không kiểm tra, nguồn nước lấy vào ao có thể bị ô nhiễm hoặc mang nhiều mầm bệnh. Điều này sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ao nuôi. Việc kiểm tra phân tích giúp người nuôi lựa chọn được nguồn nước phù hợp tránh gây hại cho tôm. Từ đó, tránh được những tổn thất không đáng có.
3. Cần kiểm tra nguồn gốc trang trại
Nhiều hộ nuôi mua lại các trang trại trước đó hoặc mở trang trại ở các vùng đất mới mà không kiểm tra xem trang trại đã từng được sử dụng làm gì và có phù hợp với việc nuôi trồng thủy sản hay không. Có những vùng đất bị phèn chua cao cũng gây ảnh hưởng đến trang trại nuôi. Việc tìm hiểu thông tin liên quan như lịch sử bệnh của trại nuôi, tính chất đất
4. Cần có định hướng
Không nắm rõ kỹ thuật, không được đào tạo về loài nuôi nhưng vẫn mạo hiểm tiến hành nuôi. Nhiều hộ nuôi thường hay chạy theo phong trào, nuôi một cách ồ ạt không có định hướng. Vì họ cho rằng hàng xóm nuôi được lãi thì họ cũng có thể đạt được như vậy. Đây chính là tính nuôi tự phát vì thấy có lợi trước mắt mà không tính toán trước. Từ đó gây ra tình trạng tổn thất do thiếu kinh nghiệm nuôi, dịch bệnh bùng phát, và tình trạng thiếu đầu ra cho sản phẩm hay bị ép giá là không tránh khỏi.
5. Cần tính được đầu ra
Ôm hy vọng giá sẽ tăng nên chần chừ trong việc thu hoạch. Do ham muốn đạt được lợi nhuận cao, thu được kinh tế cao nên người nuôi thường đợi đến lúc giá cả thị trường tăng mới xuất bán. Ở nước ta, việc tìm đầu ra cho các sản phẩm thủy sản còn gặp rất nhiều khó khăn và phụ thuộc lớn vào thương lái. Vì vậy, mỗi người nuôi nên tìm đến các công ty, các tổ sản xuất hay hợp tác xã để tạo liên kết trước khi bắt đầu nuôi, từ đó tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm mà không phải phụ thuộc vào giá cả thị trường với điệp khúc “được mùa mất giá”.
6. Cần xử lý nguồn thức ăn
Cho tôm nuôi ăn các xác chết động vật hoặc thức ăn thừa nhằm giảm chi phí thức ăn; hay cho ăn cá tạp, các sản phẩm dư thừa mà chưa qua xử lý. Đây là những nguy cơ gây ra mầm bệnh cho ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm nuôi và dễ làm hỏng nguồn nước trong ao.
Trước khi có ý định xây dựng trang trại, người nuôi cần có những kế hoạch cụ thể để có những hoạch định chính xác nhất. Nhằm tránh thiệt hại và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.